Những bệnh răng miệng thường gặp nhất và cách phòng tránh
Hầu hết tất cả những người Việt Nam đều mắc các bệnh răng miệng như: sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,…và họ chỉ đến gặp bác sĩ nha khoa khi bệnh lý đã phát triển nặng hơn. Điều này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu các bệnh răng miệng dưới đây và có phương pháp phòng tránh, điều trị kịp thời.
Sâu răng
Theo một nghiên cứu, sâu răng là một bệnh lý răng miệng thường gặp nhất ở người Việt Nam hiện nay, có đến 70% dân số mắc phải bệnh lý này, đặc biệt là phụ nữ. Dấu hiệu thường gặp của sâu răng là răng bị ê buốt. Đặc biệt là khi nhau đồ ăn lạnh hoặc đồ ăn cứng.
Nguyên nhân gây ra sâu răng chính là chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ khiến cho các mảng bám thức ăn thừa bám trên răng là nơi trú ngụ cho vi khuẩn phát triển sinh sôi nảy nở. Ban đầu chỉ là những vết sâu nhỏ. Theo thời gian, những vết sâu này sẽ phát triển ra to hơn, gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây ra hỏng tủy, hoại tử tủy.
Cách phòng chống bệnh sâu răng mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là giữ vệ sinh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng/lần. Ngoài ra, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga vào buổi tối.
Viêm lợi
Viêm lợi cũng là bệnh lý răng miệng thường thấy ở người Việt. Viêm lợi thực chất là bệnh gây tổn hại đế phần nướu bao quanh và nâng đỡ răng. Dấu hiệu của viêm lợi là phần chân răng bị chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Viêm lợi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tụt lợi, mất răng.
Cách phòng ngừa viêm lợi tốt nhất là bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng.
Hôi miệng
Theo các chuyên gia nha khoa, hôi miệng là một căn bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là trong giao tiếp. Nguyên nhân gây ra hôi miệng chính là vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn các thực phẩm gây mùi như: tỏi, hành,…., lượng nước bọt tiết ra không đủ để trung hòa khoang miệng.
Để ngăn chặn hôi miệng, tốt nhất bạn nên có chế độ vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng 2 lần/ngày và súc miệng sau khi ăn.
Nếu các bệnh lý răng miệng đã trở nên nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ kịp thời tư vấn, điều trị.
Xem tướng người có răng cửa thưa sướng hay khổ?
Lấy cao răng siêu âm – Răng trắng xinh không chảy máu
Đau răng khi mang thai có nguy hiểm không?